Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Tu và Tiền


Thật buồn cười khi nghĩ đến khái niệm "Tu". Vì đa số mọi người tại Việt nam cứ nói đến 'Tu" thì hầu hết là hình ảnh ông sư, cạo đầu, ở chùa. Khái niệm này đâu chỉ đơn giản vậy. Không lẽ một người Công giáo "Tu" thì không gọi là tu hay sao?

Nếu bạn là một người Ấn độ, hoặc Nepal. Thì ít ra khái niệm "Tu"; "Tu hành" của bạn cũng được rộng mở hơn thế.

Từ "Tu" xuất phát từ từ "Tu Hành". Tu là chỉnh sửa, thay đổi. Hành là thực hành. "Tu" đơn giản chỉ là nhận thức việc chỉnh sửa mình, thay đổi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình. Thực hành nó liên tục. Để hướng đến sự nhận biết chân thật về bản thân.

Tu hành nửa vời, tu hành làm biếng. Là việc "Tu" chỉ có nhận thức, nhưng không thực hành. Để rồi hậu quả là việc nhận thức đó không còn như cũ nữa.

Từ "Tu hành" khi tìm nghĩa trong English thì chỉ có khái niệm: "Practice". Khái niệm tiếng anh, nghĩa và ngữ mở rộng hơn nhiều khi đọc theo tiếng Hán việt. Một lần nữa, ngôn ngữ lại là sự cản trở trong nhận thức.

Với người "Tu hành" đang "Tu". Bản thân người đó tùy duyên mà gia nhập pháp môn, hoặc cũng tùy duyên mà tự có phương pháp tu hành, hoặc gặp thầy gặp bạn đồng tu.

Và mục đích "Tu" của mỗi người cũng khác nhau. Khác nhau ngay từ những nhận thức khởi đầu. Vì thế có người Tu cầu sức khỏe, có người Tu cầu tiền bạc, có người Tu cầu danh vị, có người Tu cầu thần thông, huyền thuật, có người Tu Tiên, có người Tu Thánh, ... Cũng tùy duyên mà thành hay bại. Và thành hay bại cũng không có nghĩa là tốt hay xấu. Các khái niệm từ ngữ này tôi luôn viết ra và phủ định nó ngay để các bạn hiểu. Nó không có trong tất cả những gì tôi nói tới. Tôi chỉ nhắc, vì nó là khái niệm các bạn vẫn thường đang sử dụng.

Tu cũng có nhiều môn phái, phương pháp. Ngay trong Đạo Phật cũng có 3 lối đi lớn: Tịnh độ, Thiền tông, Mật tông. Và bản thân ngay trong mỗi lối đi này cũng có vô số các nhánh nhỏ. Có những môn phái sử dụng âm thanh. Có những môn phái sử dụng ánh sáng. Hẳn các bạn còn nhớ phương pháp Thiền Mặt Trời. Hay sử dụng âm thanh mình phát ra như: AUM, hay HOO. Sử dụng âm thanh dường như đa dạng hơn với việc sử dụng các tiếng động do chuông, mõ, thanh la, ... tạo ra.

Có các môn phái tu khổ hạnh, người tu phải tự mình hủy hoại một phần bản thân. Hay có những môn phái tu dựa vào năng lượng của đất, luôn tìm đến những địa linh để ngồi thiền, tu tập. Có những môn phái tu dựa vào năng lượng của trời, luôn tìm cách hấp thụ thêm linh khí để tăng trưởng nhận biết.

Cũng có những môn phái chủ trương lấy đi ánh sáng tu tập, năng lượng tu tập của người khác. Những người dạng này thường tăng tiến rất nhanh, và không mất nhiều công sức bản thân. Và cũng có một hàng dài những người Tu hành nửa vời, Tu hành làm biếng xếp hàng chuyển sang.

Và để kết thúc phần một, chuyển tiếp sang phần hai "Tiền". Tôi xin trích dẫn câu truyện về một bậc giác ngộ tôi kính trọng: Socrates



"Sokrates được coi là nhà hiền triết, một công dân mẫu mực của thành Athena, Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Sokrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”. Ông bị chính quyền khi đó kết tội làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athena thừa nhận và bảo hộ và truyền bá các vị thần mới. 

Vì thế ông bị tuyên phạt tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athena. Nhưng với quan điểm "Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi.", ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết 1 cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn với cả sự sống.

Sinh thời ông không mở trường dạy học, mà thường coi mình là có sứ mệnh của thần linh, nên phải đi dạy bảo mọi người và không làm nghề nào khác. Sokrates thường nói chuyện với mọi người tại các nơi công cộng, tại các agora và không lấy tiền, nên ông chấp nhận sống một cuộc sống nghèo. Học trò xuất sắc của ông là đại hiền triết Platon từng theo học trong 8 năm ròng."

(Đọc thêm tại đây.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét