Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Ràng buộc. Biên giới. Rào cản. Sự trói buộc


Tôi đã viết trong một bài trước rằng: để chúng ta thực sự như chúng ta bây giờ, cần một hơi thở hít vào đầu tiên. Đó là hơi thở mang lại sự sống. Trước đó, chúng ta chưa được xác nhận, dù không ai phủ nhận sự tồn tại của chúng ta.


Nhưng trong khoảnh khắc hơi thở đầu tiên đó. Chúng ta cũng bắt đầu chính thức đón nhận những ràng buộc đầu tiên. Và trong suốt cuộc đời của mình từ đó về sau, chúng ta luôn đón nhận thêm những ràng buộc tiếp nối vào chính mình. Nếu nhận biết, chúng ta sẽ tìm cách cởi bỏ nó. Nếu không, chúng ta sẽ siết ngày càng chặt hơn những ràng buộc này vào chính bản thể.

Không những thế, chúng ta còn đem ràng buộc vô hình này, ràng buộc vào mọi người khác xung quanh. Tạo ra một mớ hỗn độn những ràng buộc. Không có khởi đầu, không có kết thúc. Ai nhận ra cũng khó lòng thoát ra khỏi nó. Chúng ta đã từng là nạn nhân, và chúng ta lại trở thành người tạo ra các nạn nhân đó. Một vòng tròn khép kín. Nhưng chỉ cần có một cú nhẩy, bạn nhẩy ra được khỏi vòng. Bạn sẽ vĩnh viễn cởi bỏ các rành buộc của mình, và không ràng buộc nó trên bất kỳ ai khác nữa.

Tôi gọi các ràng buộc này là biên giới. Những biên giới. Rào cản. Sự trói buộc.

Sự ràng buộc đầu tiên là ràng buộc về giới tính. Chúng ta nhất định phải là trai hoặc gái, dù chúng ta có là gì. Bố mẹ và gia đình chúng ta sẽ chụp cái vòng đầu tiên vào chúng ta. Cho đến tận bây giờ, trong các bản khai cá nhân. Mục điền giới tính vẫn ghi rõ là Male or Female, và có một mục để trống ghi Other. Other, không được gọi tên chính thức, bạn phải tự điền nếu không phải là Male hay Female. Những nước có phong tục tập quán xưa cũ, thì phần Other này dứt khoát chỉ có Male hoặc Female. Không có gì khác.

Các bạn có thể đồng tính nam, đồng tính nữ. Có thể vô tính, hoặc lưỡng tính. Điều đó chẳng làm giảm giá trị của các bạn. Chẳng làm giảm sự đóng góp của các bạn với cộng đồng. Mà ngược lại, sự tinh tế của các bạn đã được chứng minh ở nhiều nơi. Các bạn có thể tìm xem Brokeback mountain hay The kids are all right để tìm hiểu thêm về đời sống đồng tính nam hoặc nữ.




Sự ràng buộc tiếp theo. Là tên các bạn. Cho dù muốn hay không, các bạn vẫn sẽ có một cái tên. Và dứt khoát phải có họ. Tên họ này gán cho bạn, để xác định bạn, làm bạn riêng rẽ với người khác, tránh nhầm lẫn. Nhưng các bạn đang sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Nên họ tên là thứ các bạn không thể tránh. Nếu có ý tưởng nào xóa bỏ không đặt tên gọi như bây giờ nữa. Hẳn tôi sẽ trình bày trong một bài viết khác.

Sự ràng buộc tiếp theo là với sự giáo dục, hệ thống giáo dục. Thứ tiêm nhiễm vào người chúng ta vô số vòng tròn rào cản. Chúng ta được học rằng chúng ta bắt nguồn từ một lòai linh trưởng. Thuyết mà cha đẻ của chúng còn hoàn toàn chưa chứng minh được trước khi chết.

Chúng ta cũng được học cộng trừ nhân chia, đúng sai, phải trái. Chúng ta được dậy làm điều tốt, không làm điều xấu. Dù rằng điều xấu kia mới làm chúng ta tò mò thôi thúc, và gây kích thích. Sự giáo dục thay vì mở ra (open) thì lại là đóng lại (close). Dù không ai thừa nhận, nhưng những thành công trên thế giới luôn đến từ những cá nhân phá bỏ rào cản, vượt qua được sự tò mò, kích thích. Những người tìm cách phá bỏ sự đóng (close) của người khác lên mình, và tìm cách mở (open) chính mình ra.

Và những điều chúng ta học vô hình lại dẫn chúng ta đến những khái niệm như có tiền thì sung sướng, không có tiền là đau khổ. Điều này xảy ra với hầu hết mọi người, khi tưởng đó là chân lý. Bám víu vào chân lý này suốt cuộc đời, và nhiều cuộc đời. Để rồi khi không có tiền, chúng ta đau khổ. Khi có tiền, chúng ta vẫn đau khổ, và còn cần nhiều tiền hơn nữa.

Khi có nhiều tiền hơn nữa, chúng ta lại đau khổ hơn khi phải tìm cách có thêm nhiều tiền hơn nữa đồng thời không để số tiền hiện có sụt giảm. Nếu có sụt giảm, người ta đẻ ra khái niệm mới: "tăng trưởng âm" - sự kỳ vọng sẽ "tăng trưởng", thay vì "giảm tăng trưởng" - thừa nhận nó. Sự kỳ vọng này là gì, nếu không thể gọi nó là sợ hãi? Những người có nhiều tiền sợ hãi đến cùng cực khi tiền của họ bị giảm, hoặc khi không có tiền. Mức sợ hãy này tỷ lệ với số tiền họ có. Sợ hãi đến cả khái niệm khi nói về nó.


Sự đau khổ này được nhiều người thừa nhận là sung sướng hạnh phúc. Đơn giản bởi người thừa nhận này chỉ đang đứng ở trong vòng không có tiền, nhìn sang vòng có tiền. Những người trong vòng có tiền, lại đủ khôn ngoan để không thừa nhận điều mình đang có. Họ sống với vỏ bọc quen tới nỗi, tưởng mình là chính vỏ bọc đó.

Cuộc sống như ngọn sóng lớn, táp trên đầu chúng ta, và chúng ta dường như không thể chống đỡ nổi

Phần 2

Phần 2 tiếp

Phần 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét