Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Dot Dot Dot (phần 2)

Tôi đã nhắc các bạn quan tâm đến khoảng trống giữa các dấu chấm trong bài trước.

Nhưng có vẻ khoảng trống không được quan tâm. Bởi nó mầu đen, khoảng trống đó mầu đen. Và các bạn dường như không coi đó là khoảng trống.

Bây giờ với hình này, khoảng trống là mầu trắng. Hãy nhìn kỹ. Bạn sẽ thấy từ ba chấm tròn mầu đen như phát ra hào quang.

Và nếu bạn dùng phương pháp nhìn ảnh ảo. Bạn sẽ thấy thay vì 3 dấu chấm, sẽ là 4 dấu chấm. Và dải hào quang này có sự liên kết cả 4 dấu chấm với nhau. Tạo thành 1 dải hào quang xung quanh và xuyên qua cả bốn dấu chấm.

Nếu bạn nhìn đủ lâu, rồi Thiền định. Bạn sẽ thấy nhiều hơn như thế.

Tôi cũng đã nói trong bài trước. Mỗi dấu chấm đều là những gì bạn đã và sẽ trải qua trong cuộc đời. Nó có thể là bất kỳ thứ gì. Chúng đều nằm trong 1 khoảng trống, đều có biên giới, và chúng đều có hào quang. Chúng có sự liên hệ tới nhau sâu sắc, dù bạn có biết tới hay không.

Dấu chấm tượng trưng cho số 1.

Khoảng trống tượng trưng cho số 0.

Và hai con số này đang tạo nên nền tảng cho thế giới Internet của các bạn. Kỹ thuật số. Nơi các bạn đang đọc, chat, email, games, và viết blog, như tôi đang làm.

Đây là điều hầu như ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu được ngọn nguồn.

Tại đây, nơi thế giới của kỹ thuật số. Dù có tinh vi tới đâu. Thì nguồn gốc cũng bắt đầu từ 0 và 1. Nơi các tín hiệu số tồn tại bởi các chuỗi số theo thời gian, 0 và 1.

0 và 1 còn gọi là các BIT số. Đó là đơn vị đong đếm của dữ liệu. Các bạn thường nói tới Gigabyte (Gb), Terabyte (Tb). Ai cũng biết rằng 1 Gb = 1024 Megabyte (Mb). Còn 1 Tb = 1024 Gb.

Vậy thì 1 byte bằng bao nhiêu? 1 byte = 8 bit.

Từ số 0 và số 1 phát triển nên hệ nhị phân nổi tiếng với những phép cộng không như học sinh được học ở lớp 1

Phép cộng


  1 1 1 1 1     (nhớ)
    0 1 1 0 1
+   1 0 1 1 1
-------------
= 1 0 0 1 0 0

Phép trừ

  *   * * *   (hình sao đánh dấu các cột phải mượn)
  1 1 0 1 1 1 0
−     1 0 1 1 1
----------------
= 1 0 1 0 1 1 1


Phép nhân

1 0 1 1   (A)
         × 1 0 1 0   (B)
         ---------
           0 0 0 0   ← tương đương với 0 trong B
   +     1 0 1 1     ← tương đương với 1 trong A
   +   0 0 0 0   f
   + 1 0 1 1  
   ---------------
   = 1 1 0 1 1 1 0


Phép chia

      1 0 1
        __________
         1 1 0 1 1 | 1 0 1
       − 1 0 1
         -----
           0 1 1
         − 0 0 0
           -----
             1 1 1
           − 1 0 1
             -----
               1 0

Từ hệ nhị phân này. Là nền tảng hình thành hệ thập phân, hệ bát phân, hệ thập lục phân (hexa). Từ hệ nhị phân này, cũng là nền tảng để chuyển thành các ký tự chữ cái trong bảng chữ cái.


  • a: 01100001
  • b: 01100010
  • c: 01100011
  • d: 01100100
  • e: 01100101
  • f: 01100110
  • g: 01100111
  • h: 01101000
  • i: 01101001
  • j: 01101010
  • k: 01101011
  • l: 01101100
  • m: 01101101
  • n: 01101110
  • o: 01101111
  • p: 01110000
  • q: 01110001
  • r: 01110010
  • s: 01110011
  • t: 01110100
  • u: 01110101
  • v: 01110110
  • w: 01110111
  • x: 01111000
  • y: 01111001
  • z: 01111010


  • Vậy là từ đây, mọi thứ các bạn đang có được phát triển từ 0 và 1. Mọi thứ được mã hóa trong từng bit.

    Phần 3

    Phần 1

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét