Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Nhãn căn




Nào, bây giờ thì các bạn đã biết Lục căn, Lục trần, và Lục thức là gì rồi nhé. Các bạn hãy để ý tới 2 căn sau. Nhãn căn và Nhĩ căn. Mắt và Tai.

Các bạn đã có khái niệm về việc ra và vào, thu và phát, cho và nhận. Thì nó hoàn toàn tương đồng với Mắt và Tai.

Mắt nhìn thấy tương đương với Phát, Ra, Cho.

Tai nghe thấy tương đương với Thu, Vào, Nhận.

Và với một người bình thường. Thì ngưỡng để nhìn và nghe này hoàn toàn nằm trong ngưỡng bình thường. Ngưỡng bình thường này như thế nào?

Các bạn có thể đọc thêm tại đây để hiểu rõ về cấu tạo mắt, cơ chế hoạt động, và các vấn đề liên quan. Nhưng tôi nói vắn tắt cho dễ hiểu. Là mắt của người bình thường nhìn thấy mầu sắc, hình dạng, chuyển động, độ nông sâu, ... của đối tượng được nhìn. Nhưng cảm giác đẹp, xấu, ... lại không bao giờ là bản chất của các đối tượng đó. Đẹp hay xấu hoàn toàn là do đánh giá của chính bạn, phụ thuộc vào vị trí địa lý, phong tục tập quán, môi trường giáo dục, sự nhận thức của chính bạn mà ra. Tuy nhiên, cho dù thế nào đi chăng nữa. Thì cái mà bạn nhìn thấy, đều do nó được phản chiếu bởi ánh sáng. Bởi nếu chỉ toàn bóng tối. Dù có bất cứ đối tượng nào đứng trước mặt bạn, bạn cũng không nhìn thấy gì.


Bạn nhìn thấy do ánh sáng đập vào một đối tượng. Và đối tượng đó ở hình dạng vật lý đặc chắc. Ánh sáng không thể xuyên qua được, nó bị dội ngược trở lại vào một đối tượng khác, nó lại bị dội ngược trở lại vào một đối tượng khác nữa. Quá trình ánh sáng cứ bị va đập liên tục vào các vật chất đắc chắc tạo cho mắt bạn sự phân biệt vật này với vật khác.


Khi bạn nhìn vào một vật với ánh sáng không đủ. Mắt bạn phải điều tiết nhiều hơn để đảm bảo vẫn nhìn thấy rõ. Bạn sẽ thấy mỏi mắt, mắt bị khô. Nếu bạn không để mắt nghỉ ngơi bằng một giấc ngủ, mắt bạn sẽ bị ốm. Hoặc khi bạn ngồi ở trước màn hình máy tính nhiều, bạn cũng sẽ có cảm giác tương tự. Mỏi và mệt.

Vậy ngoài ngưỡng của mắt có thể nhìn thấy là gì. Ngược lại với ý tôi đã nêu ở trên. Bạn sẽ nhìn thấy những đối tượng mà ánh sáng có thể xuyên qua, ánh sáng không hề dội ngược lại như những vật thể đặc chắc. Tất nhiên, những đối tượng đó không ở thể vật lý, đặc chắc, hình khối. Và ngưỡng nhìn phi vật lý này không có giới hạn. Bởi những đối tượng phi vật lý cũng không có giới hạn cả về số lượng lẫn không gian.

Nhưng làm thế nào bạn có thể nhìn thấy cái mà ngoài ngưỡng nhìn của bạn?

Rất đơn giản. Hãy luyện tập, và chờ đợi.

Bạn có thể luyện tập cả đời, bạn chết và vẫn chưa thấy gì. Nhưng khi bạn được sinh ra ở lần sau, dù không nhớ gì cả, nhưng bạn vẫn tiếp tục được hưởng thành quả luyện tập từ trước này. Người khác lại thắc mắc vì sao mình luyện tập mãi, còn bạn mình không luyện tập, hoặc vừa luyện tập xong đã thành công rồi.

Khi bạn hiểu vấn đề như vậy rồi. Thì đừng nóng lòng nữa, hãy luyện tập, và chờ đợi. Sớm hay muộn đều không quan trọng. Quan trọng là bạn biết rằng thời gian lúc nào cũng ở bên trong bạn, chờ đợi bạn, là của bạn. Còn bên ngoài, nó có vẻ như chia ra quá khứ, hiện tại, tương lai.

phần trước: Lục căn, Lục trần, Lục thức 

phần sau: Nhãn căn ( tiếp)

1 nhận xét:

  1. Thời gian của mình.
    Tình yêu của mình.
    Năng lượng của mình.
    Ba thứ đều không có giới hạn.
    Hãy chia sẻ, linh hoạt.

    Trả lờiXóa