All you need is love, all you need is love, all you need is love, love. Love is all you need.
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
Sự ràng buộc (phần 3)
Quay trở lại chủ đề này. Sự ràng buộc - Biên giới - Rào cản - Sự trói buộc. Để thấy những ràng buộc này gọi được tên, chỉ được mặt. Có vẻ sự ràng buộc hoàn toàn là những thứ bên ngoài bạn. Bạn chỉ cần phá rào đi là xong. Nhưng thực chất thì lại không phải như thế.
***
Đức Phật khi còn sống, cũng tạo ra các ràng buộc với các đệ tử của mình. Các đệ tử của ông cũng có những rào cản, trói buộc khi theo ông. Pháp môn của ông là pháp môn giúp mọi người giải thoát. Nhưng chỉ số ít trong các đồ đệ của ông có được sự giải thoát này. Họ là số ít. Ông là số đặc biệt. Những người như thế, tôi cho là ngoại lệ.
Cho đến thời điểm này. Tôi vẫn coi những pháp môn nguyên thủy của đạo Phật, cũng như những pháp môn tôi biết ở đạo Phật hiện tại với các đệ tử. Là những ràng buộc - biên giới - rào cản - trói buộc.
Đức Phật ở một trường hợp đặc biệt, ngoại lệ. Và sự chứng ngộ của ông là một điều thiêng liêng bậc nhất trong các điều thiêng liêng mà tôi biết. Nhưng cũng vì thế, mà khoảng cách đó với các đệ tử chưa chứng ngộ là quá khác biệt.
Ông tạo ra ràng buộc trong Pháp môn của mình. Cũng chỉ với một mục đích duy nhất. Để chính họ hiểu rằng, người giúp đỡ họ đạt được chứng ngộ là chính họ. Người thức tỉnh được họ là chính họ. Và những người đạt được điều đó, là những người hiểu Phật.
Còn lại, số đông đều vì sự ràng buộc này mà trở thành một sự trở ngại. Bị mắc kẹt. Họ không tiến được tới sự giác ngộ. Và họ cũng không lùi lại được. Thay vào đó, họ lệ thuộc vào một người khác, đó có thể là Phật hay bất kỳ ai mà họ cho là tin tưởng.
Điều duy nhất giúp họ hiểu được nằm đằng sau các ràng buộc này.
***
Nói như vậy để các bạn thấy. Xung quanh chúng ta luôn là các sự ràng buộc. Cho dù là người tu hành, hay bất kỳ ai. Một con người được sinh ra trong cuộc đời, để rồi bị mọi sự ràng buộc trong cuộc đời biến anh ta trở thành một người bị tâm thần.
Bạn không được phép trở thành chính bạn. Và bạn còn chẳng biết chính bạn là gì nữa. Bạn được sinh ra như một chiếc cốc lành lặn. Để rồi những sự ràng buộc này chia cắt bạn thành những mảnh vỡ. Những mảnh vỡ này chia thành hai phần, một phần chịu sự ràng buộc. Một phần chất chứa sự kìm nén bản thân bởi sự ràng buộc đó.
Điều này tạo nên sự chia cắt bên trong bạn. Và chính nó đẩy bạn trở thành người tâm thần. Phần chịu sự rằng buộc là sự bộc lộ bạn ra bên ngoài. Là cái vỏ của bạn. Nhìn vào bên ngoài, bạn vẫn bình thường như bất kỳ ai.
Phần đang chứa sự kìm nén bản thân ẩn sâu vào trong, sâu, sâu, sâu. Nó ẩn sâu, và chỉ có mình bạn là biết nó có trong bạn. Nhưng phần đang ẩn chứa này ngày qua ngày lại tiếp tục chất thêm những kìm nén. Và bạn không có cách nào giải quyết nó. Những câu hỏi về việc làm sao để bùng nổ, tại sao lại kìm nén cùng lúc xuất hiện với việc tiếp tục phải kìm nén thêm.
Phần này cứ tiếp tục ở sâu trong bạn, đục khoét bạn mỗi khi bạn tĩnh tâm. Nó khiến bạn chạy trốn khỏi nó. Đó là điều đẩy bạn ra ngoài sự yên tĩnh, bạn chạy trốn tới nơi ồn ào. Khi đó bạn thoát khỏi nó.
Nhưng nó vẫn luôn ở đó, sâu bên trong bạn. Và nó tạo ra sự xung đột sâu sắc bên trong chính bạn. Trong từng tế bào cơ thể bạn. Bạn đang chống lại chính bạn. Bạn thật sự đang bị tâm thần, và chỉ một mình bạn biết. Và tôi cũng biết.
Phần tích lũy bên trong bạn đang thỉnh thoảng nhả ra từng đợt bùng nổ. Và bạn thì tiếp tục trốn chạy nó. Không ai cho phép bạn giải quyết nó. Xã hội tạo ra bạn với những ràng buộc gia đình, công việc, tiền bạc, địa vị, ... Và nó cũng trói chặt bạn trong mớ bòng bong đó. Bạn là một nô lệ, nhưng bạn luôn nghĩ rằng mình tự do. Bạn bị tâm thần, nhưng bạn luôn nghĩ rằng mình tỉnh táo.
Ngay cả một số người bạn tôi. Họ đã ở vị trí rất cao cả ở xã hội vật chất, lẫn xã hội tâm linh. Họ cũng đều mắc phải những vấn đề trên. Dù ít dù nhiều. Nhưng họ vẫn có những ảo tưởng về một thứ tự do xa vời. Bằng tiền bạc, bằng danh vị, bằng thần thông. Và vẫn trốn chạy chính mình từ trong sâu thẳm.
***
Ngay chính bản thân tôi. Khi viết những dòng này, cũng có vô số các ràng buộc xung quanh mình, như các bạn. Nhưng khi tôi nhận biết nó. Tôi biểu lộ nó.
Khi mà tôi không trốn chạy nó, thì nó cũng chẳng đuổi bắt tôi nữa. Tôi đứng lại, và nó cũng đứng lại. Thay vì nó chui sâu vào trong. Tôi biểu lộ nó ra ngoài. Đôi khi tôi sử dụng sự biểu lộ cưỡng bức để làm rào cản chống lại các sự ràng buộc từ trước khi sự ràng buộc đó tới. Đó là điều không nên, nhưng tôi chưa có cách nào khả thi hơn. Tôi bộc lộ mình hơi thái quá trước những ràng buộc nhỏ. Để tôi có thể hàn gắn lại mình nhiều hơn. Tôi như một chiếc gương phản chiếu, nếu mang sự ràng buộc đến với tôi, năng lượng nhận được sẽ tương đương với sự ràng buộc đó. Nếu mang sự cởi mở đến, năng lượng sẽ tương đương với sự cởi mở đó. Nếu mang tình yêu thương đến, năng lượng sẽ tương đương với tình yêu thương đó. Tôi hoàn toàn bất động để nhận biết trong sự bảo vệ của chính mình tạo ra.
Các bạn đọc thêm ở đây để hiểu rõ hơn về những gì tôi đang nói tới. Và tại sao tôi phải bảo vệ mình như vậy.
***
Bạn phải làm gì đó để hàn gắn chính mình. Nếu bạn nhận biết điều này. Hãy làm gì đó để giải tỏa tình trạng tâm thần của mình. Hãy nhặt các mảnh vỡ của các bạn, để chúng lại gần với nhau. Hãy giúp chúng bằng cách đừng kìm nén nữa. Đừng kìm nén thêm nữa, và vứt bỏ sự kìm nén đang có.
Bạn sẽ có những thời khắc thiêng liêng để nhận biết chính mình. Đó là khi các mảnh vỡ đó tự gắn kết với nhau thành một chiếc cốc. Không một vết rạn.
Đó là một chiếc cốc mới.
End.
Phần 1
Phần 2
Phần 2 tiếp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tôi dùng lý trí để phân loại, xong dùng trái tim để chọn lựa. Trực giác đưa ra phương án sớm nhất, tóm luôn trước khi bị lý trí can thiệp, và, phải vững tâm với lựa chọn của mình.
Trả lờiXóa