Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Thức tỉnh (2)


Hầu hết các tôn giáo và các trường phái duy linh cổ xưa đều cho rằng trong trạng thái “bình thường” trí năng
của ta thường mang sẵn một sự mê mờ bẩm sinh.
Tuy nhiên sự mê mờ ấy là cái mà ta có thể vượt qua, đó là khả năng chuyển hóa sâu sắc những mê mờ này trong tâm thức của con người. Ấn Độ giáo gọi đó là tỉnh thức, Chúa Jesus gọi là sự cứu rỗi, còn Phật giáo thì gọi là giải thoát.

Thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại không phải là các tác phẩm nghệ thuật hay các công trình khoa học hay công nghệ mà là nhận ra tính tha hóa, sự đ iên rồ trong chính bản thân mình. Một vài người đã nhận ra được
điều này và Đức Thích Ca, sống ở Ấn Độ cách đây gần 2.600 năm, có lẽ là người đầu tiên hoàn toàn nhận thức được điều này. Sau này người ta tôn ngài là Phật (Buddha). Buddha có nghĩa là Bậc tỉnh thức. Cùng thời gian đó, ở Trung Hoa có một bậc thầy giác ngộ khác là Lão Tử. Những lời giáo huấn thâm thúy và sâu sắc nhất của Ngài đã được ghi chép lại trong cuốn Đạo Đức Kinh.

Dĩ nhiên nếu ta nhận ra sự mất trí trong ta thì đó cũng là khởi đầu của quá trình tỉnh thức, chữa lành và vượt
thoát. Do đó trên hành tinh này đã khởi đầu cho một chiều nhận thức mới, một quá trình nở hoa trong tâm
thức của nhân loại. Những vị thầy ấy đã dạy chúng ta về những lầm lạc, khổ đau và mê mờ. Họ chỉ ra hậu quả của cách sống vô minh, cách suy nghĩ và hành động lầm lạc của con người thời đó và những thống khổ họ đã tạo ra cho nhau. Những bậc thầy thời ấy cũng chỉ ra khả năng tỉnh thức từ cách sống lầm lạc cũ mà mọi người đều cho là rất “bình thường”. Họ đã vạch ra một con đường tâm linh để chúng ta có thể đi theo.

Thế nhưng thế gian lúc đó chưa sẵn sàng để nghe những lời dạy đó và vào thời điểm đó, quá trình tỉnh thức cũng chỉ mới ở giai đoạn ban đầu. Kết quả là những người thời đó và ngay cả sau này thường hiểu họ một cách sai lạc. Sau bao nhiêu thế kỷ, càng có nhiều thứ được thêm vào để phản ảnh những suy diễn lệch lạc
đó, mà những thứ này chẳng ăn nhập gì với những lời dạy lúc ban đầu. Những lời dạy – để chỉ cho ta một con đường thoát ra khỏi sự tha hóa của trí năng, khỏi tính chất điên rồ của tập thể – đã bị xuyên tạc và trở thành một bộ phận của cơn mất trí.

Vì thế tôn giáo phần nhiều có tính chất chia rẽ hơn là hòa hợp. Thay vì mang lại nhận thức về tính Nhất Thể
căn bản của mọi loài, để chấm dứt bạo động và oán thù, thì họ lại gây thêm oán thù và bạo động, gây thêm chia rẽ giữa các dân tộc cũng như giữa các tôn giáo và ngay cả trong cùng một tôn giáo. Chúng trở thành các hệ tư tưởng, hệ đức tin để người ta đồng nhất với họ, hoặc dùng nó để củng cố cảm nhận sai lầm về bản ngã. Vì vậy người ta cho rằng mình luôn “đúng” và những người khác là “sai”. Con người đã sáng tạo ra hình ảnh của “Thượng Đế” qua trí óc tưởng tượng hạn hẹp của chính mình. Một biểu tượng không-thể-diễn-bày đã bị quy thành một vị thần linh mà ta phải tin và tôn thờ.

Cho dù đã có biết bao nhiêu hành vi điên rồ nhân danh tôn giáo thì ở gốc rễ của những lời giảng này vẫn là ánh sáng của chân lý, đã chiếu qua tầng tầng lớp lớp những hiểu lầm và sự bóp méo. Để cảm nhận được nguồn ánh sáng này, ta phải chứng nghiệm được ánh sáng chân lý ấy trong chính mình. Và lịch sử lúc nào cũng có một số người đã chứng nghiệm được sự chuyển hóa trong nhận thức và nhận diện được trong mình những gì mà tất cả tôn giáo đều nói đến. Để mô tả cái chân lý không-thể-diễn-bày đó, họ đã dùng các khái niệm của chính tôn giáo mình. 

Qua các vị đó, các trường phái hay các trào lưu phát triển ngay trong chính nội bộ của các tôn giáo lớn và đây không những là một sự phục sinh, mà trong vài trường hợp, còn làm sáng tỏ hơn những chân lý trong các lời răn dạy cổ xưa. Hầu hết các trường phái này đều có tính chất phản kháng. Họ bác bỏ, đả phá tầng tầng lớp lớp những khái niệm chết cứng và các cơ chế đã củng cố những tư tưởng sai lạc, và vì vậy mà các hàng giáo phẩm đều nhìn họ với cặp mắt nghi ngờ và thù nghịch. 

Khác với các tôn giáo chính thống, những giáo lý của họ nhấn mạnh đến sự tỉnh thức và những chuyển hóa tự thân. Chính qua những trường phái hay trào lưu âm thầm này mà các tôn giáo lớn có thêm sức mạnh chuyển hóa, bắt nguồn từ những lời răn dạy cổ xưa, dù trong hầu hết các trường hợp, có rất ít người tiếp cận được những giáo lý chân chính này. Do đó, số lượng người tiếp thu chưa bao giờ đủ lớn để tạo nên một tác dộng có ý nghĩa lên sự mê mờ sâu đậm của tập thể. Trong khi đó, qua thời gian, một số trường phái đã không còn hữu ích nữa vì đã trở nên quá hình thức và đi theo những giáo điều quá cứng nhắc.

Phần 1 ở đây

(trích trong A New Earth của Eckhart Tolle)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét