Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư (P1)

 
Tôi copy vào đây nội dung của cuốn sách "Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư" của tác giả Đạo Chứng, dịch bởi Thích Minh Quang. Trong bài trước, thì với thông tin 75.000 người chết mỗi năm do ung thư trong số 150.000 người mắc mới. Đủ để thấy rằng, đó là con số đáng báo động.

Vì nếu lấy 75.000 người chia cho 365 ngày trong 1 năm. Thì cứ mỗi ngày trôi qua có 205 người chết vì ung thư, chưa kể những người cũ từ những năm trước. Nhưng báo động, thì cũng chẳng để làm gì. Vì đa số những người sau khi biết mình bị ung thư. Đều có một phương án chung: âu sầu, ủ rũ, buồn khổ. Họ sẽ đi khám, chữa bệnh, để rồi cuối cùng xạ trị - truyền hóa chất vào người. Và chờ chết.

 Hãy xem qua một vài con số:

- Số người chết vì sóng thần ở Nhật bản năm 2011: khoảng 19.000 người

- Số người chết vì bão Haiyan ở Philippines năm 2013: gần 10.000 người

- Số người chết vì bão Katrina ở Mỹ năm 2005: 286 người

- Số người chết vì động đất tại Tứ Xuyên - Trung Quốc năm 2008: hơn 250.000 người


Quyển sách này có những thông tin không mới. Ai cũng có thể nghe từ ai đó những câu truyện tương tự. Nhưng nếu nó có ích cho ai đó thì hãy chia sẻ cùng tôi. Các bạn có thể đọc cả quyển luôn ở đây, hoặc đọc từng phần trong cả loạt bài trong blog này. Thân mến.

Phần 1:

Bệnh tật đeo theo để khổ đời
Con người vì bệnh phải mòn hơi
Bệnh xui quân tử không tròn chí
Bệnh khiến nam nhi phải lỡ thời

Bệnh chuyển trần gian thành địa ngục
Bệnh mờ non nước áng mây trời
Phải chăng không bệnh là hy hữu?
Nên mộng xuân hồng phải tả tơi!

Một nhà thơ nào đó đã đặc tả bệnh khổ, một trong ba nỗi khổ lớn nhất của nhân sinh, đầy hình tượng mà
cũng vô hình chân thực. Thực vậy, già, bệnh, chết là ba cửa ải phải qua của đời người, mà trong đó bệnh khổ
mang tính quyết định. Nếu già mà tỉnh táo, khỏe mạnh, chết mà nhẹ nhàng, thanh thản thì cũng không phải là
điều đáng sợ; chỉ có bệnh khổ dày vò  thân tâm, khiến chúng ta cầu sống không được, muốn chết không xong mới là điều đáng sợ nhất. Thế nên có người bảo: “Tôi không sợ chết, chỉ cần khi chết ra đi nhẹ nhàng, không bị bệnh tật hành hạ đau đớn.”

Nhưng thực ra, sợ chết vốn là bản năng, chấp ngã của con người. Dù lúc bình thời mình có hiểu vô
thường và nói cứng bao nhiêu, nhưng khi đối diện cái chết, trước nỗi đau đớn dày vò, cũng như nghiệp lực quá khứ quấy nhiễu, nếu bình thời không có công phu đắc lực, thử hỏi mấy ai là có thể không hốt hoảng sợ hãi, trước vọng tưởng “cái ta” sắp mất của mình?

Thực đúng, như những gì mà Thiền sư Quy Sơn đã nói: “Một mai nằm bệnh ở giường, các khổ trói trăn
bức bách, sớm chiều lo nghĩ, tâm ý bàng hoàng, đường trước mịt mờ, không biết về đâu? Lúc đó mới biết ăn
năn, như khát mới mong đào giếng, chỉ hận sớm chẳng lo tu, đến già nhiều điều lầm lỗi. Lâm chung rối loạn,
lưu luyến bàng hoàng.”

“Sinh từ đâu đến, chết đi về đâu?” Đây là câu hỏi mà phần lớn chúng ta vẫn mê mờ không rõ. Thế nhưng khi còn khỏe mạnh, chúng ta lại không biết dùng thời gian và năng lực quý báu để tìm câu giải đáp; đợi đến bệnh nặng sắp chết mới bàng hoàng lo sợ, thử hỏi lúc ấy có kịp không?

Trong các thứ bệnh, có lẽ ung thư là căn bệnh mà người ta sợ hãi nhất vì mọi người đều nghĩ đây là một
thứ bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị, ai vướng phải nó như vướng phải án tử hình, nhất định sẽ bị tra khảo,
hành hạ đến chết.

Duyên lành thay, đức Phật và các vị thiện tri thức đã chỉ cho chúng ta một con đường thấu thoát: đó là
quán chiếu bản chất vô thường, vô ngã của nhân sinh, sửa đổi tư tưởng và cách sống của mình, phát huy nguồn ánh sáng vô lượng trong tự tâm, soi sáng cho mình và người trong cõi đời tăm tối. Lại thêm, chỉ cần có tâm sám hối, có niềm tin chắc chắn mở rộng tâm mình đón nhận ánh sáng nhiếp thọ của đức Phật A Di Đà và mười phương chư Phật, chúng ta sẽ thể nghiệm được sức Phật thực không thể nghĩ bàn, sức niệm Phật cũng không thể nghĩ bàn, có thể chuyển hóa bệnh khổ thành an vui, biến đổi Ta bà thành Tịnh độ. Hành trạng sống quên mình, chết an nhiên của các vị cao tăng, đại đức và những ai chân thực niệm Phật là bằng chứng đầy sức thuyết phục cho khả năng vi diệu, bất khả từ nghì của Phật pháp.

Vạn hạnh Thiền sư bảo:
“Tùy cảnh thạnh suy không sợ hãi”

Tuệ Trung Thượng sĩ nói: “Sinh tử thấu đáo rồi, nhàn vậy thôi.”
Cũng như vậy, hành giả Tịnh độ đủ lòng tín nguyện, biết rõ và chắc nẻo về của mình: “Hiện tại sống an
lạc, tương lai sinh Cực Lạc.”

Do đó, bệnh khổ không phải là không có lối thoát, chẳng qua chúng ta có biết cách thoát cũng như đủ
niềm tin và công phu để thoát hay không. Cho nên:
Nếu biết giữ tâm mình không bệnh
Tử sinh nhìn lại chỉ trò chơi!

“Thân bệnh mà tâm không bệnh,” đây không phải là câu nói suông mà đã được chứng thực qua cuộc đời của Pháp sư Đạo Chứng. Pháp sư là một vị chuyên trị ung bướu trước kia, sau đó trở thành bệnh nhân ung thư, và cuối cùng xuất gia tu hành, thắng vượt bệnh khổ. Với bi nguyện giúp đời, Pháp sư đã dấn thân vào nẻo khổ , cùng an ủi, khích lệ và chỉ dẫn cho những ai cùng trong cảnh ngộ. Tác phẩm Niệm Phật Chuyển Hóa tế
Bào Ung Thư này chính là ghi lại những lời giảng dạy vô giá của Pháp sư.

Trên con đường nhân sinh, nhiều gập ghềnh lại lắm hầm hố chông gai này, thử hỏi đã bao lần chúng ta vấp ngã? Có kẻ bỏ cuộc, có người tự đứng lên, song phần lớn là phải nhờ thiện tri thức dìu đỡ. Như các vị Thiền sư trong quá khứ, Pháp sư Đạo Chứng là một vị thiện tri thức vĩ đại của bệnh nhân ung thư trong thời hiện đại. Người đã dìu đỡ chúng sinh vượt qua vũng tối sợ hãi trước cửa ải bệnh khổ, tìm ra nguồn sáng nơi đức Phật Vô Lượng Quang. Người cũng lấy thân mình làm gương, thị hiện thân bệnh mà tâm không bệnh, dùng trí tuệ từ bi và phong thái tự tại giữa bệnh khổ để an ủi, khích lệ và chỉ dạy chúng ta thấy được bản chất nhân sinh, phát huy ánh sáng sinh mệnh, nhằm soi rọi và sưởi ấm cho mình và người. Quả thực như Pháp sư nói: Chúng ta không thể quyết định chiều dài của sinh mệnh, nhưng chúng ta có thể quyết định chiều rộng và chiều sâu của sinh mệnh. Cho nên, học sống một ngày là biết ơn một ngày, học sống một hôm có ý nghĩa một hôm.

Vì vậy:
Cho dù ngày mai tận thế,
Đêm nay sen vẫn trồng
Đem lòng gió mát trăng thanh
Xưng tán A Di Đà Phật.

Download tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét