Thế giới của các hoạt động chính trị cơ bản thuộc về cấp độ bản năng. Đó là thứ luật lệ của một mớ những thứ hỗn độn, trong đó, lẽ phải thuộc về kẻ manh.
Trong thế giới đó, những người thấy thích thú với những tranh chấp chính trị là những kẻ tầm thường nhất. Hoạt động chính trị của con người chẳng hề đòi hỏi một thứ bằng cấp nào khác ngoại trừ một thứ - đó chính là ý thức về sự lép vế.
Hoạt động chính trị của con người có thể tóm gọn trong một câu châm ngôn rất đắt như thế này: "Làm chính trị có nghĩa là đam mê quyền lực".
Friedrich Nietzche đã từng viết một quyển sách tên là Đam mê quyền lực. Bản thân cụm từ đam mê quyền lực có thể được diễn đạt theo rất nhiều nghĩa. Cho nên chúng ta phải hiểu cặn kẽ từ chính trị chứ không phải chỉ biết tới nó như một cái tên. Bất cứ ở đâu có ngời chỉ muốn áp đặt quyền lực của mình, dù nhiều hay ít, đó đều là hoạt động chính trị. Không quan trọng đó có phải là hoạt động mang tầm liên bang, hoạt động của chính phủ, hay vấn đề gì tương tự.
Đối với tôi mà nói thì từ chính trị bao hàm nhiều khái niệm hơn những gì mà con người vẫn từng gán cho nó. Suốt chiều dài lịch sử của loài người, nam giới vẫn thường cố áp đặt một chiến lược mang màu sắc chính trị lên nữ giới, những người yếu thế hơn họ. Và họ cũng đã thành công trong việc thuyết phục chính phụ nữ đã chấp nhận thực tế này. Có một số nguyên nhân khiến cho phụ nữ dường như bất lực và phải đành lòng chấp nhận cái ý tưởng kỳ quặc và hoàn toàn phi lý kia. Không thể nói là nữ giới có địa vị thấp hơn hay cao hơn nam giới. Hai giới là hai phần của nhân loại, không thể đem ra so sánh với nhau. Mọi sự so sánh đều là ngớ ngẩn, càng cố so sánh, chúng ta càng đẩy mình vào thế khó.
Tại sao khắp nơi trên thế giới này, người ta cứ cho rằng phụ nữ thấp hơn nam giới? Bởi vì đó là cách duy nhất giữ chân được người phụ nữ và thế bị lệ thuộc, và biến mình thành nô lệ. Rõ ràng là đơn giản hơn thế nhiều. Nếu đặt ở thế cân bằng, chắc chắn nẩy sinh vấn đề; người phụ nữ sẽ có điều kiện để nhận ra rằng họ đang chịu lép vế. Hàng loạt các nguyên nhân được đưa ra để giải thích, chẳng hạn như nữ giới không có sức mạnh cơ bắp như nam giới, chiều cao cũng khiêm tốn hơn nam giới, rằng phụ nữ chưa từng có thành tựu gì trong lĩnh vực triết học hay thần học, và rằng phụ nữ cũng chưa bao giờ sáng lập ra bất kỳ tôn giáo nào.
Thêm vào đó, chưa từng có một nghệ sỹ, nhạc sỹ, hay họa sỹ nào có thành tựu nổi bật. Tất cả chỉ để chứng minh một điều rằng phụ nữ không có đủ trí thông minh, không thích hợp trong lĩnh vực đòi hỏi trí tuệ. Phụ nữ được xem là không đủ khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Khả năng của phụ nữ chỉ có giới hạn, và phụ nữ chỉ thích hợp với vai trò nội trợ.
Vậy thì cứ chọn lối so sánh ấy, đàn ông có thể dễ dàng thuyết phục phụ nữ yên vị với vai trò của mình. Nhưng đó chí là một trò tiểu xảo. Còn có những khía cạnh khác nhau để mà so sánh. Phụ nữ có thể sinh con, còn nam giới thì không. Rõ ràng đàn ông không phải là người kém cạnh, đàn ông không phải là người sinh con đẻ cái. Tự nhiên đã không giao cho đàn ông nhiều trọng trách tới vậy, họ phải biết rằng họ thua kém phụ nữ. Trách nhiệm chuyển giao sang người kém ưu thế. Tạo hóa không cấu thành trong cơ thể đàn ông một bộ phận là dạ con. Thực tế mà nói, thì chức năng sinh sản của người đàn ông không khác gì vai trò của một mũi tiêm, chỉ có tác dụng trong chốc lát.
Người mẹ mang thai đứa trẻ trong 9 tháng, chịu đủ mọi gian khổ khi mang thai. Ai cũng biết đó không phải là một việc dễ dàng gì. Và sau đó là nỗi đau sinh nở, đau đớn không khác gì ghé qua cõi chết trở về. Rồi thì lại chính người mẹ nuôi dưỡng đứa con khôn lớn. Người phụ nữ nuôi con khôn lớn, vậy thì họ lấy đây ra thời gian để mà trở thành một nhạc sỹ vĩ đại, một nữ thi sĩ hay một họa sĩ tài ba? Chúng ta có để cho họ một chút thời gian nào chăng? Không có người phụ nữ chăm lo vun vén gia đình. Đàn ông đâu có cơ hội nào suy tính những thứ cao xa hơn.
Còn tiếp ...
PS: Bài viết của một người Thầy của tôi, xin được giấu tên cho tới hết loạt bài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét