Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Bồ Tát


Đa số mọi người ở Việt nam khi nói tới Bồ Tát thì hay liên tưởng tới hình ảnh Quan thế âm Bồ tát trong Tây du ký. Những người có tu tập, có kiến thức Phật pháp thì biết rộng hơn. Rằng có nhiều vị Bồ tát. Và Bồ tát là một danh vị nhất định trong Phật pháp.

Cũng như công ty có chức danh Giám đốc, Trưởng phòng, Kế toán trưởng. Thì Bồ tát cũng là một chức danh tương tự. Và tên của vị Bồ tát này đi kèm theo. Ví dụ như Phổ hiền bồ tát; Văn thù sư lợi Bồ tát; Hư không tạng Bồ tát; Di lặc Bồ tát; Đại thế chí Bồ tát; Quan thế âm Bồ tát; Địa tạng Bồ tát; ...

Người ta vẫn thường hình dung Bồ tát như những vị ở Trên xuống, với đầy thần thông quyền uy. Sẵn sàng giúp đỡ, hộ trì cho đại chúng, ... Vậy thực chất việc đó như thế nào.

Bồ tát - Đủ từ hơn là Bồ đề Tát đỏa, tiếng Phạn là Bodhisattva . Chỉ một người đã giác ngộ và đang giúp cho người khác giác ngộ. Từ này hòan tòan không phải là một chức danh trong Phật pháp. Mà chỉ là một từ có nghĩa như vậy. Sau này dân gian gọi nhiều quá, thành ra như một chức vị vậy.

Từ Sattva nghĩa là hữu tình. Từ hữu tình này hàm ý rất rộng lớn. Coi vạn vật đều có tình. Vạn vật đồng nhất. Vạn vật như nhau. Không coi nặng nhẹ vật này vật khác. Con người, con kiến, cây hoa, ngọn cỏ đều là hữu tình. Đều là đồng nhất.


Bodhi là giác ngộ, tỉnh thức.

Bodhisattva là một người đã giác ngộ, tỉnh thức. Đi giúp đỡ những người hữu tình khác cũng giác ngộ tỉnh thức như mình. Những người hữu tình khác không chỉ là con người. Từ ngữ có giới hạn của từ ngữ, nên hay có những hiểu nhầm nhất định. Những người hữu tình khác có khi chỉ là cái cây, ngọn cỏ. Có khi là động vật ta gặp trong ngày. Cũng có thể chính là bố mẹ, ông bà, bạn hữu gần xa, ...

(Mọi người đọc kinh kệ còn 1 chữ nữa hay gặp là Ma ha tát, nói đủ là Ma ha tát đỏa - Mahasattava. Maha là lớn, Mahasattava là con người lớn, vĩ đại, vĩ nhân.)

Với từ Bồ tát. Lại chia ra thành 2 phần trước sau. Một là hạnh nguyện Bồ tát. Hai là Bồ tát.

Hạnh nguyện Bồ tát. Nghĩa là bất kỳ ai hiểu gốc rễ của từ Bồ tát. Nguyện đi theo, làm theo gương của các Bồ tát đi trước. Theo đúng nghĩa của từ Bồ tát - Bodhisattva nguyên thủy. Đều được coi là có Hạnh nguyện Bồ tát.

Để trở thành Bồ tát, tất nhiên phải có Hạnh nguyện Bồ tát. Và phải thực hành Hạnh nguyện này thường xuyên trong suốt cuộc đời mình.

Hầu hết các danh vị Bồ tát ( đại thừa - thức tỉnh đại chúng), A la hán ( tiểu thừa - thức tỉnh bản thân sâu sắc) đều xuất hiện từ khi các vị còn sống. Nghĩa là các vị Bồ tát nguyên thủy khi xưa, cũng như chúng ta ngày nay. Cũng vẫn những nhu cầu sinh hoạt thông thường. Và với một Hạnh nguyện Bồ tát sâu sắc. Các ngài thực hành hàng ngày. Mang sự giác ngộ, thức tỉnh đến với đại chúng. Đó là Bồ tát vậy.

Kinh Đại thừa nói. Bồ tát là người cưỡi trên sóng sinh tử mà đi. Nói như vậy không có nghĩa là Bồ tát đã thoát khỏi sự sinh tử. Mà Bồ tát là người vẫn trong sinh tử, nhưng không chìm đắm trong sinh tử. Các ngài dạo chơi trong biển sinh tử. Khi ấy, thân thể các ngài vẫn trong vòng sinh tử, nhưng tâm thức các ngài đã thoát ra khỏi biển sinh tử từ lâu.

Tuy có thân thể, nhưng họ luôn an lạc. Không khổ đau như đại chúng. Thân thể họ vẫn ở trong Cõi hữu dư, nhưng tâm thức họ thì luôn an lạc trong Cõi vô dư.

Hiểu được họ. Làm theo họ. Vậy chúng ta đều là Bồ tát cả.

(PS: Viết tặng em nhân ngày sinh nhật
Tặng chị H cũng nhân ngày sinh nhật)

5 nhận xét:

  1. Cho mình hỏi, theo bạn Minh Không, những nhân vật như Nhị Lang, Na Tra, Ngài Ngọc Hoàng có thật hay không? Hay tồn tại ở 1 thế giới khác, chiều không gian khác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên là do người đặt ra. Tiếng do người nói ra. Chữ do người viết ra. Phim do người làm ra. Mọi thứ chỉ đúng trong thế giới vật chất bạn đang sống. Những cõi giới khác ngoài cõi giới bạn đang sống vô số nhiều. Tên gọi trong cõi giới đó không nhất thiết phải giống như thế giới bạn đang sống. Cũng không nhất thiết phải có tên gọi để gọi ai đó nếu trong thế giới đó không giao tiếp bằng lời nói. Bạn có thể đọc thêm bài viết về Steve để hiểu rõ hơn. Cám ơn bạn.
      http://thuctinhtamlinh.blogspot.com/2013/03/steve-jobs-where-are-you.html

      Xóa
    2. Cảm ơn Minh Không đã chia sẻ. Câu trả lời của bạn và những bài post làm mình hiểu, tổng hợp và ngộ ra được nhiều kiến thức hữu ích. Mình muốn hỏi nghiêm túc 1 số vấn đề, có thể hơi tò mò và riêng tư. Thực sự mình chưa biết hỏi ai và tìm được câu trả lời cho chính mình. Bạn giải đáp và chia sẻ được phần nào dù ít hay nhiều mình cũng rất cảm ơn.

      - Ngoài trách nhiệm và bổn phận là báo hiếu cha mẹ, lấy vợ, có gia đình riêng..v..v thì mục đích và lẽ sống khi bạn có mặt trong kiếp này là gì?

      - Theo bạn, một người sinh ra trong hoàn cảnh giàu nghèo, khỏe ốm, đẹp xấu... là do NGHIỆP QUẢ của các đời trước (theo quan điểm của Phật Giáo) hay do chính linh hồn đó TỰ DO Ý CHÍ lựa chọn hoàn cảnh như vậy để có cơ hội trải nghiệm hoặc hoàn thành tiếp những việc các kiếp trước chưa hoàn thành?

      - Suy cho cùng, con người ta sinh ra rồi mất đi, sinh tử luân hồi không biết bao nhiều kiếp chính là để học những bài học tiến hóa => không ngừng tăng level => đến 1 mức nào đó để trở về với Đấng Tạo Hóa, với ánh sáng và cội nguồn nguyên thủy? (Mình hình dung như hình ảnh lá rụng về cội. Mỗi sinh linh ví như 1 chiếc lá trên 1 cái cây đại thụ chính là Thượng Đế Gốc)

      - Nguồn gốc đất nước Việt Nam mình con rồng cháu tiên, Ngài Lạc Long Quân và Âu Cơ là có thật? Theo mình hiểu đó là ghép giữa 2 chủng tộc người ngoài hành tinh...?

      Xóa
    3. Chào bạn, những câu hỏi của bạn sẽ không bao giờ có câu trả lời thỏa đáng từ người khác. Vì càng trả lời, bạn sẽ càng phát sinh ra thêm các câu hỏi. Bạn hãy tĩnh tâm để nghĩ về các câu hỏi của bạn. Và chỉ có chính bạn mới có thể trả lời được chúng. Thân!

      Xóa
  2. Bạn Hajime đang dần biết rồi, giờ có lẽ tiến bộ lắm rồi. Bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác cho đến khi không còn ngạc nhiên nữa mà bình thản cảm nhận. Trực giác sẽ mách bảo, mà trực giác đến từ con tim.

    Trả lờiXóa