Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Ảnh Phật

Các bạn đã xem bài viết ảnh tượng Phật. Hình ảnh Phật chắc hẳn các bạn cũng không quên được. Nên trong bài viết này, tôi sẽ không nói gì tới ảnh Phật mà các bạn đã biết.

Như các bạn đã biết, Ấn độ vốn là một thuộc địa của Anh. Và trong thời gian đó, rất nhiều những tư liệu khảo cổ quý giá đã được chuyển về Anh. Trong đó, có một vài tranh, tượng được cho là đã tả lại nguyên mẫu con người của Phật khi còn tại thế.

Hiện những thông tin này chưa được những nguồn chính thống xác nhận. Ít nhất là theo người viết bài viết này. Và tôi cũng chưa có dịp đến bảo tàng Anh (British Museum) để xem họ có treo bức tranh này ở đó không. Bạn nào biết rõ hơn vấn đề này thì có thể chia sẻ.



Hiện tại những hình ảnh được cho là do Phú Lâu Na vẽ Đức Phật khi ông khoảng 41 tuổi. Khác hoàn toàn với những hình ảnh tượng Phật ta thấy ở khắp mọi nơi. Vì lý do gì các tượng Phật khắp mọi nơi đều giống nhau, và khác với nguyên mẫu này. Đó là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Trong ảnh Phật hoàn tòan như một người đàn ông vạm vỡ bình thường với tóc rậm và râu quai nón. Ông có khuôn mặt vuông vức, cằm chẻ, mũi to. Ông còn đeo khuyên ở bên tai trái. Ánh mắt ông nhìn xa xăm, gần giống ánh mắt của Che trong bức ảnh để đời. Đôi mắt của Phật cũng không giống như các đôi mắt ở trong các tranh vẽ tượng Phật với con mắt dài.


Ngài Hsing Yun (Tinh Vân) trong tác phẩm Seeing the Buddha của mình đã đề cập tới vấn đề này như sau: "Trong những năm qua, chúng ta được nghe có một bức tranh của Phật còn xưa hơn cả bức tượng đầu tiên. Viện Bảo tàng Anh quốc tại Luân Ðôn có một sưu tập gồm nhiều bức tranh của Phật. Trong những bức tranh đó có một bức mà viện bảo tàng tôn quí nhất. Ðó là một bức tranh vẽ Phật lúc Ngài 41 tuổi. Bức tranh do Phú-lâu-na vẽ, một vị đệ tử của Phật và màu sắc (của bức tranh) ngày nay vẫn còn sinh động. Hình chụp của bức tranh này hiện nay được lưu hành tại Nhật và Ðài Loan"

Như vậy Thiền sư Hsing Yun cũng chưa tận mắt chứng kiến bức tranh này. Và tôi cũng chưa tìm thấy nguồn nào chính thức công bố hay công nhận lai lịch của bức tranh này. Đó là nói theo cách của người làm khoa học, truy tìm nguồn gốc và biện chứng.

Sau thời Phật tạ thế. Người Ấn độ cổ cũng không có xu hướng tôn thờ ảnh Phật. Mà tôn thờ Xá lợi của người. Việc tôn thờ ảnh Phật chắc là thời gian sau, và để tưởng nhớ về người Thầy vĩ đại. Các môn sinh của Phật mới tô vẽ lên một hình ảnh đẹp đẽ để tôn thờ.

Vì vậy, các bạn thân mến. Phật là Phật, nhưng Phật cũng không phải Phật. Phật không phải Phật, nhưng lại là Phật. Tư tưởng Bát nhã của ông bao trùm lên cả đúng và sai, không nằm trong những suy nghĩ hạn hẹp biện chứng ngay cả với xã hội mà chúng ta đang cho là tiến bộ ngày nay.

Tôi đang trên con đường trở thành Bạn của Người. Còn Người vẫn luôn là Bạn của tôi.

Cám ơn Người.

End.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét