Người đứng đầu cho việc Buông và Bi không ai khác ngoài Đức Phật. Tôi nguyện đi theo con đường của ông để tâm thức hòa cùng với vũ trụ. Buông là buông bỏ, Bi là từ bi. Trong mọi tôn giáo hai việc này đều được đề cao, được thực hành, nhưng chắc tôi có duyên với ông, nhẽ vậy.
Tôi không phải là Phật tử. Phật tử dịch nôm nghĩa là con Phật, tôi thì không. Tôi đang tiến tới làm bạn Phật. Ông làm bạn tôi thì rõ rồi, ông làm bạn với tất cả mọi người. Vì vậy tôi tự gọi mình là người sắp thành bạn Phật :). Những pháp ông truyền lại, với vô số ngữ nghĩa trên đủ mọi thứ tiếng. Tôi chịu, đọc không sao hết. Bạn tôi, vài người cho rằng tu lâu, thông hiểu Phật pháp, có nhiều thần thông. Tôi thật bái phục. Tôi học từ ông chỉ đúng 2 từ: Buông và Bi. Chỉ hai từ đó thôi, mà tôi học qua vài chục kiếp rồi chưa xong. Mọi kinh sách của ông tôi chưa bao giờ đọc được từ đầu chí cuối 1 bộ nào hoàn chỉnh. Quanh đi quẩn lại trong đầu, chỉ là Buông và Bi.
Tôi chưa bao giờ thấy sợ hãi trước ông. Trước tôi thỉnh thoảng còn thầm rủa ông, sao để cho cõi Ta bà be bét chừng này. Sau biết tôi sai. Tôi cũng chưa bao giờ cầu mong thần thông, thần nhãn từ khi biết về ông. Tôi cũng thật vui mừng khi biết có lẽ ông đúng là người trong ảnh phía trên. Vì đó là một hình dung khác hẳn với những hình ảnh Phật ở khắp nơi trên thế giới. Một người đàn ông cương nghị, và trên hết là người Thức tỉnh. Tôi thấy ông thật gần gũi, như một người anh đi trước, dẫn đường chỉ lối. Trong câu truyện hay kể cho người thân, tôi thường dí dỏm gọi ông là Bang chủ Cái bang. Nhưng trong tâm thức, tôi hiểu rằng tôi học được chữ Buông bắt đầu từ hình tượng ăn xin của ông. Ông dậy mọi người cách buông bỏ không chỉ bởi những hình tượng từ việc làm của cuộc đời ông. Mà còn bằng việc đi xin từng miếng ăn. Ông xin mọi người bố thí, cũng đồng nghĩa với việc ông xin mọi người hãy tập buông bỏ. Hãy thử cho người ăn xin một miếng cơm cháy, một mẩu bánh thừa, một nơi trú chân, một lời chúc phúc.
Thiền là gì nếu không phải là BUÔNG BỎ. Bạn buông bỏ tới đâu, tầng thiền của bạn sẽ sâu tới đó. Nhưng làm cách nào để buông bỏ? Điều này tùy vào cơ duyên của từng người. Có người buông là buông ngay, có người buông không nổi. Nghiệp trần còn nặng quá, còn níu kéo nặng quá. Phải buông dần từng kiếp từng kiếp một. Buông bỏ là một quá trình, không phải là một động tác. Buông bỏ càng không phải một viên thuốc để bạn chỉ niệm: "nam mô a di đà phật" là xong.
Buông bỏ ở một ý nghĩa khác còn là sự phát triển tâm thức. Cũng như con chim càng nhẹ cánh, càng bay cao. Khi chủ thể thoát ra ngoài khách thể là cơ thể bạn, nhìn vào cơ thể sống đang thở. Chỉ quan sát, và chiêm nghiệm. Để hiểu rằng, tới tận cùng, là sự buông bỏ hơi thở. Trong tĩnh lặng, trong tỉnh thức. Họ sẽ thức giấc thật sự. Tôi không nói rằng bạn sẽ chết nếu buông bỏ hơi thở. Tôi muốn nói rằng tâm thức của bạn sẽ vượt qua mọi giới hạn mà bạn đang có. "Sông sẽ lại vẫn là sông, núi sẽ lại vẫn là núi".
Trong một bộ phim về ông, tôi không nhớ tên, có Richard Gere đọc lời bình. Có kể về việc sau khi cưới vợ, thái tử Tất Đạt Đa quan hệ với vợ bên cửa sổ, rồi cả hai người rơi từ trên đó xuống đất. Chỉ đủ để tôi cho rằng cảm nhận của mình không sai. Tôi không thần thánh hóa ông, ông chỉ là một người bình thường như bao người khác. Trong 6 năm khổ hạnh đuổi theo mọi cộng cụ, con đường để tìm ra câu trả lời, ông hoàn toàn thất bại. Cùng cực, ông phải BUÔNG. Và trong những thời khắc BUÔNG BỎ đó, ông đã thấy thứ mình tìm kiếm. Làm thế nào giải thích cho những bậc tu học rằng sự tìm kiếm mà họ đang làm chính là con đường 6 năm của Phật, và ông ấy đã phải BUÔNG BỎ? Hiểu Phật thật khó mà cũng thật dễ.
Nếu như ông dành cả đời để làm tấm gương BUÔNG BỎ, chết bằng bát nấm ăn xin được. Thì YÊU THƯƠNG hay gọi cách khác là TỪ BI cũng là điều ông thực hành trong suốt cuộc đời mình, mà tôi gọi tắt là BI. Những bài học về BI của ông hay của bất kỳ bậc giác ngộ nào đều đáng trân trọng. Không phải tự nhiên mà họ cứ ra rả về YÊU THƯƠNG trong suốt hàng nghìn năm qua. Và tới tận bây giờ chúng ta cũng đang chưa học được.
Các bạn lưu ý khi học ăn chay, là các bạn đang học cách thanh lọc và tập dượt để luân xa 3 được thanh sạch. Học yêu thương để mở rộng vùng luân xa 4 trái tim. Học hít thở để liên kết và tăng rung động của cơ thể, mấu chốt nằm ở luân xa 5. Tất cả những điều được đưa ra thành những kỹ năng cơ bản ẩn chứa trong hàng nghìn năm dưới các bài thực hành từ khó tới dễ đều để hoạt động thông suốt 3 luân xa: 3 - 4 - 5. Mà trọng điểm là luân xa 4 - luân xa Tim - luân xa YÊU THƯƠNG.
Luân xa 4 này rất đặc biệt trong cơ thể chúng ta ở thời kỳ này. Trước đó, cơ thể con người trên Trái đất được cấu tạo khác, nên hình dáng, tuổi thọ, và có luân xa đặc biệt khác. Họ sống lâu hơn 100 năm rất nhiều. Nếu như lấy số 100 năm tuổi thọ con người bây giờ làm mốc, thì lúc đó tuổi thọ của họ là 1000 năm. Nếu lấy chiều cao 1,8m làm mốc. Thì chiều cao của họ là 3,6m. Nếu lấy luân xa 4 làm trung tâm, thì họ có luân xa 6 làm trung tâm. Đó là thời năng lực siêu nhiên, nếu chúng ta phải gọi bằng thứ gì đó. Chúng ta lấy tay bê tảng đá, đơn giản thôi, họ dùng ý nghĩ đi qua luân xa 6 để nâng tảng đá, vân vân. Có nhiều truyện xảy ra, cơ thể con người phải thay đổi cho phù hợp. Âu cũng là một sự sáng tạo thụt lùi của các đấng tạo hóa, lùi một bước để tiến hai bước. Bùm chéo, các bạn có cơ thể như ngày hôm nay.
Tóm tắt như thế để ai đọc thấy được rằng. Không phải tự nhiên mà ai cũng ra rả phải yêu nhau, thương nhau, yêu thương nhau. Nhưng điều đó đâu có dễ. Để học YÊU THƯƠNG cũng cần phải có quá trình, có trải nghiệm. YÊU THƯƠNG không đơn thuần là Yêu (thứ tình yêu trai gái, bố mẹ yêu con, ...). YÊU THƯƠNG cũng không chỉ là Yêu, mà còn cả ghét, căm thù, ... Nghe mâu thuẫn phải không? YÊU THƯƠNG hay nói cách khác là TỪ BI hay BI là khái niệm tâm thức (không phải tâm trí) vượt qua - ở trên các khái niệm YÊU - GHÉT - THÙ - ... (của tâm trí). Nhưng để YÊU THƯƠNG được trọn vẹn, bạn cần phải vượt qua các cảm xúc trước đó. Vượt qua hết, đó chỉ là trải nghiệm, bạn sẽ hiểu thế nào là YÊU THƯƠNG.
Tôi có hàng tá những vấn đề không đồng ý với Phật. Nhưng hai vấn đề trong bài này, thì tuyệt đối tán thành và thực hành mải miết.
YÊU THƯƠNG cũng giống như một củ hành với vô tận lớp vỏ. Bạn cứ bóc lớp này, lớp kia lại mọc. Không bao giờ lo hết. Tạo hóa kỳ công đã chế tác thật tài tình. Nếu chúng ta cho đi một quả thận, chúng ta chỉ còn lại một quả. Cắt một mẩu gan, cả miếng sẽ mọc lại. Cho đi tủy sống, nó sẽ lại sản sinh. Cho đi máu, nó sẽ lại sản xuất lại. Và cho đi YÊU THƯƠNG, bạn sẽ thấy ngập tràn YÊU THƯƠNG quanh mình. Không bao giờ hết.
Ở một góc độ khác, YÊU và GHÉT giống như không khí xung quanh chúng ta. Và nó giống nhau tới nỗi nhiều người đã nhầm tưởng. Yêu và ghét giống nhau bởi nó cùng có số giống nhau, chỉ khác dấu. Cũng giống như 1 tia số, nó chạy dài tới vô tận về cả hai phía tính từ 0, nếu đặt nó trên một mặt phẳng. Nhưng nếu trong một vũ trụ đa chiều. Thì nó là vô số các tia giao nhau tại 0 với mỗi tia là 2 chiều chạy dài vô tận về hai phía. Vậy đó, YÊU THƯƠNG là một cái nhìn bao quát với tâm YÊU THƯƠNG xuất phát từ 0 chạy tới vô tận, gồm cả YÊU lẫn GHÉT. Chữ BI ông Phật dậy đúng là như vậy, tôi chỉ cất công diễn giải nó theo một cách thiển cận khác mà thôi.
Viết tới đây, chắc mọi người cũng nhận thấy những điểm chung trong 2 khái niệm này. BUÔNG và BI. Chia sẻ để Yêu thương, và Yêu thương thì Chia sẻ, không bao giờ là đủ, là thừa cho những chuyện này. Còn nếu bạn coi đó là viển vông, là sáo rỗng, thì đó là việc của bạn.
Cám ơn bạn Phật.
Nếu nghĩ đến lòng từ bi của Phật và Bồ tát, thật sự cảm thấy bản thân quá bé nhỏ. Tấm lòng đó lớn hơn bất kỳ đại dương nào trên Trái Đất, một lực lượng không thể nghĩ bàn, thứ kiến tạo nên Cực Lạc Quốc, các đại nguyện, thần chú mà mỗi khi ta niệm Danh Phật, Thần Chú, nó mang đến điển lực, linh quang, tình thương vô điều kiện.
Trả lờiXóaLúc trước, tôi luôn nghĩ họ là những người bạn tuyệt vời, lúc trước tôi cũng từng than trách họ. Nhưng đến khi tôi thấy được biển tình thương đó, sự bao la đó. Tôi không nghĩ mình có quyền trách móc họ, không đủ xứng đáng để gọi bằng "bạn". Mặc dù chúng sinh bình đẳng, mặc dù họ luôn xem chúng ta như những người thân yêu.
Ko bạn rất xứng đáng. Nếu nói là anh hoặc em thì rất tốt nhưng nó là tổn thương chi bằng gọi 1 tíeng "tôi" .tôi ko phải.. tôi là... tôi hay ta.!!! Ry sẽ chọn là tôi.vì đó là mình.ko tổn thương mà cũng là có đó lsf do ry và nhừơi xung quanh quyết định hư ko ah.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn 0 cho tôi vững lòng chạy về hai phía!
Trả lờiXóa