Dù không quan tâm lắm, nhưng vì nhiều diễn biến dồn dập gần đây nên tôi muốn thống kê trong bài viết lạc đề này. Suy đoán hay kết luận là tùy thuộc vào các bạn.
1. Trục Nga - Mỹ, EU:
- Ngày 18.02.2014: Cao điểm của cuộc biểu tình ở Ukraina, trở thành bạo động.
- Ngày 21/2: Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich đã cùng với các ngoại trưởng EU và lãnh đạo phe đối lập ký một thoả thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Ngay sau đó, ông rời Kiev và mất tích.
- Ngày 27/2: 1 tờ báo của Nga cho biết Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich đang ở 1 viện điều dưỡng ngoài Moscow, Nga.
- 16/3: Trưng cầu dân ý ở Crimea.
- 17/3: Putin đã ký sắc lệnh, theo đó công nhận Crimea là một nước cộng hòa độc lập.
-18/3: Mỹ đã áp lệnh trừng phạt bảy quan chức Nga, bao gồm Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, và bốn người Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Ukraine bị phế truất Viktor Yanukovych. Cùng lúc EU cũng áp dụng lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản 21 quan chức Nga và Ukraine.
- Ngày 26/06/2014: Tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu –Hoa Kỳ, Obama
tuyên bố Washington sẵn sàng giúp đỡ châu Âu giải tỏa bớt áp lực của
Matxcơva về vấn đề năng lượng.
* Tháng 3: Tiền chảy khỏi Nga ước tính gần 70 tỷ $.
- Ngày 22/4: Lầu Năm Góc tuyên bố đã điều động 600 binh sĩ tới Ba Lan và
các quốc gia Baltic để bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với các đồng minh
NATO
- Ngày 24/4: Trong chuyến thăm tới Ukraine, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết Washington sẽ giúp Ukraine giảm phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
- Ngày 27/4: Các nhà ngoại giao châu Âu đã đồng ý về một số nhân vật của Nga sẽ bị đưa vào diện trừng phạt do hành động của Moscow ở Ukraine.
- Ngày 28/4: Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp đóng băng tài sản và cấm thị thực thêm đối với 15 quan chức Nga và Ukraine trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga vì các hành động của nước này tại Ukraine.
Cùng ngày Mỹ hôm nay đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 7 quan chức chính phủ Nga và 17 công ty Nga nhằm đáp trả cái mà Nhà Trắng gọi là "sự can thiệp bất hợp pháp liên tục và các hành động khiêu khích của Mátxcơva tại Ukraine".
* Tháng 4: Tiền chảy khỏi nga ước tính trên 100 tỷ $
2. Trục Nga - TQ:
- Ngày 20/5: Putin tới Thượng hải.
- Ngày 24/5: Nga và TQ ký hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong thời gian 30 năm Mátxcơva sẽ cung cấp khí đốt choTrung Quốc thông qua đường ống dẫn. Ngoài ra, hai bên đã ký kết hơn 50 thỏa thuận về sự hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau - từ ngành công nghiệp hàng không đến sản xuất khí hóa lỏng.
3. Trục Mỹ - TQ:
- Ngày 14.2: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du châu á, tình hình đang nóng trong chủ quyền biển đảo giữa TQ và Nhật.
- Ngày 8.7: Ông John Kerry đến Bắc Kinh để tham dự Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung kéo dài hai ngày (9-10.7).
4. Châu á
- Tháng 11/2013, Trung Quốc thông báo thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
- Tháng 3/2014: Lực lượng tuần duyên Trung Quốc tìm cách chặn đường các tàu của chính phủ Philippines đưa binh sĩ và đồ tiếp tế lên cho đội quân đồn trú trên bãi cạn có tên quốc tế là Second Thomas Shoal (VN gọi là Bãi Cỏ Mây; Philippines gọi là Ayungin; Trung Quốc gọi là Nhân Ái).
- Ngày 1/5/2014: Trung Quốc triển khai hạ đặt giàn khoan di động Hải Dương-981 vào khu vực tranh chấp với VN.
- Ngày 18/6/2014: Dương Khiết Trì Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc tới Hà Nội.
- Ngày 30/6/2014: Một người đàn ông Nhật tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Tokyo để phản đối kế hoạch của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe.
- Ngày 01/07/2014: Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố nhận lãnh "trách nhiệm trọng đại" cho phép quân đội bảo vệ hòa bình và sinh mạng dân Nhật trong mọi hoàn cảnh. Lần đầu tiên từ sau Đệ nhị thế chiến, quân đội Nhật có quyền trợ giúp đồng minh khi bị tấn công. Vào đúng vào ngày quân lực 01/07, chính phủ Nhật thông qua dự thảo nghị quyết về "quyền tự vệ tập thể ".
- Ngày 03/7/2014: Nhật Bản cho biết sẽ hủy bỏ một số biện pháp trừng phạt mà nước này áp đặt với Triều Tiên, đáp lại việc Bình Nhưỡng sẵn sàng giải quyết một vấn đề tồn tại hàng chục năm qua giữa hai nước.
* Cùng ngày Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye tuyên bố tại Seoul sẽ tiến tới hoàn tất một thỏa thuận thương mại tự do song phương trong năm nay và tạo điều kiện để các nhà đầu tư Hàn tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường tài chính Trung Quốc.Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đã đi ngược lại truyền thống đã có nhiều thập kỷ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là luôn thăm Triều Tiên trước khi thăm Hàn Quốc. Đã hơn 1 năm lên nắm quyền, nhưng ông Tập Cận Bình chưa hề thăm Bình Nhưỡng.
- Ngày 02/7/2014: Triều Tiên bắn một loạt tên lửa vào vùng biển Nhật Bản.
- Ngày 04/7/2014: Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trực tiếp chỉ đạo một cuộc tập trận quy mô lớn trên một hòn đảo bí mật. Đây là ngày Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khép lại chuyến thăm Hàn Quốc.
* Ngày 01/7/2014: Trong dịp kỷ niệm ngày Hong Kong trở về với Trung quốc năm 1997, hàng nghìn người đã tuần hành để nêu cao chủ đề đòi hỏi quyền tự do bầu cử cho người dân.Vài hôm trước đó, khoảng 800 nghìn người dân Hong Kong đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức đòi được tự do lựa chọn người đứng đầu đặc khu.
- Ngày 07/7/2014: Thủ tướng Nhật Abe thăm Úc, tăng cường hợp tác quốc phòng.
- Ngày 07/7/2014: Triều Tiên đề xuất một "nhà nước liên bang" với Hàn Quốc. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phát đi lời kêu gọi chấm dứt tình trạng đối đầu trên Bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ liên Triều. Đây là lần thứ 2, Chủ tịch Kim Jong-Un chủ động kêu gọi sự hợp tác từ Seoul. Cũng trong ngày 7/7, KCNA cho biết: Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un đã trực tiếp thị sát một đơn vị tiền duyên đóng trên đảo Ung, tiền đồn phía Đông và chỉ đạo diễn tập bắn đạn thật.
- Ngày 08/7/2014: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ chống lại bất cứ âm mưu xóa sạch lịch sử xâm lược của Nhật, trong sự kiện tưởng niệm 77 năm mở đầu chiến tranh hai nước.
- Ngày 09/7/2014: Bắc hàn bắn 2 quả tên lửa về phía Nam Hàn, rơi vào vùng biển quốc tế.
- Ngày 09/7/2014: Trung Quốc điều ba tàu ngầm hạt nhân đến Biển Đông
... tiếp tục cập nhật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét